Răng về cơ bản được bao bọc bởi các tổ chức nha chu bao gồm dây chằng nha chu, xương ổ răng và nướu răng. Khi niềng răng, các khí cụ sẽ tác động lực lên răng, từ đó làm dây chằng nha chu sẽ bị kéo dãn một bên và bị nén lại một bên, răng sẽ bắt đầu dịch chuyển, do đó sẽ tác động lực lên xương ổ răng. Phần xương bị nén sẽ tiêu bớt và phần thiếu hổng do răng di chuyển tự dày lên để hỗ trợ nâng đỡ răng ở vị trí mới. Quá trình này được gọi là quá trình tự tiêu xương và bồi đắp xương.
Chỉnh nha mắc cài – An toàn & Hiệu quả
Quá trình này được thực hiện bằng việc niềng răng. Niềng răng kim loại có thể nắn chỉnh thẳng răng bằng việc sử dụng các mắc cài kim loại và dây cung. Dây cung kim loại sẽ tác động lực lên mắc cài và răng làm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Các loại thun, lò xo được sử dụng để tác động lực lên răng theo các hướng nhất định. Quá trình chỉnh nha mắc cài là một quá trình tác động liên tục lực lên răng giúp kéo răng về vị trí mong muốn một cách từ từ.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chỉnh nha mắc cài
Cho đến nay, niềng răng mắc cài kim loại vẫn là phương pháp niềng răng phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp chỉnh nha mắc cài, bạn cần cân nhắc một số ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- So với các phương pháp niềng răng khác, giá niềng răng mắc cài kim loại thấp hơn nên phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người, bao gồm các bạn học sinh, sinh viên.
- Đem lại hiệu quả cao trên nhiều tình trạng sai lệch khớp cắn, lệch lạc răng.
Hạn chế:
- Kém thẩm mỹ hơn so với niềng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt.
- Cảm giác thiếu sự thoải mái bởi những mắc cài trong miệng.
- Chống chỉ định với người bị dị ứng kim loại.
Đối tượng nào nên sử dụng chỉnh nha mắc cài
Chỉnh nha mắc cài có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp sai lệch cần chỉnh nha như:
- Khớp cắn chưa chuẩn sinh lý (sai khớp cắn), lệch lạc xương hàm: Khớp cắn sâu (răng hàm trên phủ lên ¾ răng hàm dưới), khớp cắn ngược (móm), khớp cắn chéo hoặc khớp cắn hở.
- Cấu trúc răng không đồng đều: Răng chen chúc, răng thưa, răng khấp khểnh, răng hô vẩu.
Loại mắc cài hay sử dụng cho chỉnh nha mắc cài
Có 2 loại niềng răng mắc cài kim loại cố định phổ biến hiện nay là loại thường và tự buộc:
4.1. Mắc cài thường (truyền thống)
Mắc cài thường bao gồm mắc cài, dây cung và hệ thống dây thun (dây chun) để cố định, di chuyển, kéo răng. Độ đàn hồi của dây thun sẽ hỗ trợ quá trình dịch chuyển răng diễn ra liên tục, ổn định từ đó thu được hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, do sử dụng dây thun để dịch chuyển nên tính thẩm mỹ của phương pháp này không cao, đồng thời thường xuyên xảy ra tình trạng dây thun giãn, bung sút dây cung, khó vệ sinh.
4.2. Mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc (hay còn được gọi là mắc cài tự đóng, mắc cài tự khóa) được cải tiến từ mắc cài thường bằng cách sử dụng mắc trượt thay thế cho dây chun trên các rãnh mắc cài. Điều này giúp đảm bảo quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục, hạn chế tình trạng dây thun giãn hoặc bung sút dây cung không mong muốn.
________
Cùng theo dõi những hành trình đem lại hạnh phúc nụ cười cho khách hàng tại Nha khoa Phước Đạt với điều trị niềng răng trong suốt tại trang Câu chuyện nha khoa
>>> Xem thêm: Chỉnh nha khay trong